Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính cái mà bị ảnh hưởng bởi cách cơ thể bạn xử lý glucose, một loại đường trong máu của bạn gọi là đường huyết.

Hầu hết trong số những người mắc bệnh tiểu đường thì đa phần là tiểu đường tuýp 2. Có khoảng 27 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh này. 86 triệu người khác có biểu hiện tiền tiểu đường: Đường huyết của họ không bình thường, nhưng chưa đủ cao để trở thành bệnh tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất. Đó là một căn bệnh mãn tính trong đó cơ thể không thể kiểm soát và điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đầu tiên, các tế bào trong cơ thể trở nên kháng với insulin. Insulin hoạt động như một chìa khóa để đưa glucose (đường huyết) di chuyển từ máu vào các tế bào nơi chuyển hóa chúng thành năng lượng. Khi các tế bào trở nên kháng insulin, nó đòi hỏi nhiều insulin hơn để di chuyển glucose vào các tế bào, và quá trình nhiều đường vẫn nằm trong máu. Theo thời gian, nếu các tế bào cần nhiều insulin hơn, tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để theo kịp và bắt đầu thất bại. Từ đó lượng đường sẽ bị tích tụ lại trong máu gây nên lượng đường huyết cao và dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh tiểu đường phát triển dần dần, qua nhiều năm, vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng có thể rất khó nhận ra, và bạn có thể nghĩ rằng đó là một cái gì đó bình thường trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, đây là triệu chứng chính, nhưng không phải ai cũng bị thừa cân. Trong thực tế, giảm cân có thể là một triệu chứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của tieu duong tuyp 2 khác bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát quá mức
  • Tầm nhìn mờ, thị lực giảm sút
  • Vết thương lâu lành
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn chân
  • Rối loạn chức năng cương dương (ED)
  • Da sẫm dưới nách và xung quanh háng

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2?

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2 xuất phát từ tuyến tụy. Tuyến tụy của bạn tạo ra một hoóc-môn gọi là insulin. Đó là những gì cho phép các tế bào của bạn biến glucose từ thức ăn bạn ăn thành năng lượng. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 tạo ra insulin, nhưng tế bào của họ không sử dụng nó như chúng cần. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là kháng insulin.

Lúc đầu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để cố gắng đưa glucose vào trong tế bào. Nhưng cuối cùng nó không thể theo kịp, và theo thời gian đường tích tụ trong máu của bạn.

Thông thường một sự kết hợp của những thứ gây ra bệnh tiểu đường loại 2, bao gồm:

tieu-duong-tuyp-2-trieu-chung-nguyen-nhan-chuan-doan-va-phong-ngua3

  • Gen di truyền. Các nhà khoa học đã tìm thấy các đoạn mã DNA khác nhau cái mà ảnh hưởng đến cơ thể bạn trong việc sản sinh Insulin.
  • Tăng cân, thừa cân, béo phì. Điều này có thể gây kháng insulin, đặc biệt nếu bạn bị béo bụng. Bây giờ bệnh tiểu đường loại 2 cũng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên cũng như người lớn, chủ yếu là do béo phì ở trẻ em.
  • Hội chứng chuyển hóa cũng dễ gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người với tình trạng kháng insulin thường có một nhóm vấn đề bao gồm: đường huyết cao, chất béo dư thừa quanh eo, huyết áp cao, và cholesterol cao.
  • Quá nhiều glucose từ gan của bạn. Khi lượng đường trong máu của bạn thấp, gan của bạn sẽ tạo và chuyển glucose đến. Sauk hi bạn ăn, lượng đường trong máu của bạn tăng lên, và thường thì gan giảm lại và lưu trữ glucose để sử dụng sau này. Nhưng một số người thì gan không như vậy, chúng tiếp tục hoạt động cung cấp glucose.
  • Liên kết tiếp nhận thông tin kém giữa các tế bào dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Đôi khi các tế bào gửi tín hiệu sai hoặc nhận tín hiệu không chính xác. Khi gặp những thông tin không chính xác này, tế bào của bạn sẽ sản sinh và sử dụng insulin hoặc glucose không chính xác, một phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Các tế bào beta bị hỏng. Nếu các tế bào sản sinh ra insulin lại tiết ra lượng insulin sai vào sai thời điểm, lượng đường trong máu của bạn sẽ bị giảm đi. Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây hại cho các tế bào này.

Các nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm thói quen lối sống không lành mạnh, ví dụ, nếu bạn:

tieu-duong-tuyp-2-trieu-chung-nguyen-nhan-chuan-doan-va-phong-ngua1

  • Ăn quá nhiều đường và carbohydrate
  • Ăn hoặc uống thức ăn có chất làm ngọt nhân tạo
  • Lười tập thể dục
  • Tinh thần giảm sút, bị stress cao

Các biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 là gì?

Bạn bị tiểu đường tuýp 2, nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát theo thời gian, các biến chứng có thể phát triển. Biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

  • Bệnh mắt tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Các vấn đề về chân như vết thương không lành hoặc mất cảm giác hoặc bỏng, rát, châm kim chân
  • Bệnh lý thần kinh hoặc đau thần kinh đặc biệt ở chân và bàn chân
  • Các vấn đề tình dục như rối loạn chức năng cương dương, không thể đạt cực khoái hoặc cảm thấy thoải mái.
  • Đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi khác thường.

tieu-duong-tuyp-2-trieu-chung-nguyen-nhan-chuan-doan-va-phong-ngua2

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ bị bệnh tim và đau tim cao hơn. Bởi vì điều này, điều quan trọng là kiểm soát cholesterol và huyết áp cao ngoài đường huyết. Tin vui là tất cả các bệnh này đều có thể kiểm soát bởi việc thay đổi thói quen, lối sống.

Cách điều trị bệnh tiểu đường loại 2

Cách điều trị và chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

  • Kế hoạch ăn uống cho người tiểu đường
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân
  • Uống thuốc và tiêm thuốc
  • Điều trị các vấn đề khác như căng thẳng hoặc khó thở khi ngủ
  • Bổ sung chế độ ăn uống

Bệnh tiểu đường chưa hẳn cần điều trị bằng thuốc. Một kế hoạch ăn uống lành mạnh và tập thể dục một mình có thể là đủ. Các dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng khác cũng có thể cần điều trị. Ví dụ, thiếu hụt dinh dưỡng cần được bổ sung, bệnh tim hoặc thận cần phải được điều trị, giảm thị lực phải được kiểm tra như các bệnh võng mạc tiểu đường.

> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn và thói quen ăn uống là vô cùng quan trọng đối với người tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn mắc loại bệnh này, thực phẩm bạn ăn nên là những loại có chỉ số đường huyết thấp (thức ăn giàu chất xơ, chất đạm hoặc chất béo) như rau và protein tốt ví dụ cá, đậu, đậu lăng. Từ những thức ăn cơ bản, bạn cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như trái cây, ngũ cố nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và các loại hạt để thêm vào chế độ ăn. Cùng tham khảo chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh) là những thực phẩm cần tránh, chẳng hạn như thực phẩm đã qua chế biến, giàu carbohydrates, đường hoặc mỡ động vật. Ví dụ về thực phẩm cần tránh bao gồm:

tieu-duong-tuyp-2-trieu-chung-nguyen-nhan-chuan-doan-va-phong-ngua4

  • Kẹo
  • Bánh ngọt
  • Bánh mì
  • Khoai tây chiên
  • Bánh quy giòn
  • Mỳ ống
  • Một nguyên tắc nhỏ là tránh thực phẩm màu trắng (trừ súp lơ!).

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa không?

Một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu lớn được gọi là Chương trình Phòng chống Đái tháo đường, phát hiện ra rằng những bệnh nhân thực hiện những thay đổi chuyên sâu bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường 58%. Bệnh nhân trên 60 tuổi mức độ giảm của họ còn cao hơn; họ giảm nguy cơ xuống 71%. Trong khi đó, những bệnh nhân được dùng thuốc metformin để phòng ngừa chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 31%.