Bạn có biết có 5 giai đoạn của rối loạn đường huyết và chức năng insulin mới dẫn đến căn bệnh tiểu đường đầy đủ không? Phần lớn mọi người thường vẫn đi lại làm việc bình thường mà không biết rằng đường huyết của họ cao. Thực chất người bệnh đã trải qua các giai đoạn của tiểu đường. Đến khi bị chuẩn đoán đái tháo đường thì có một tâm lý điển hình đó là họ cảm giác sốc hoặc hoài nghi. Nhưng đến khi phát hiện tiểu đường thì thực chất đã có một cuộc chiến khoảng 13 năm cho tuyến tụy vì lựa chọn thức ăn kích thích phát hành insulin dư thừa và tuyến tụy mất chức năng. Phòng ngừa và can thiệp nên tập trung vào giai đoạn 1 của bệnh tiểu đường, điểm sớm nhất của rối loạn chức năng là kháng insulin. Thật không may bởi vì các bác sĩ lâm sàng chỉ tập trung vào lượng đường huyết mà không phải coi insulin như một thử nghiệm tiêu chuẩn, do đó sẽ mất nhiều năm để phát hiện bệnh và điều trị thường bắt đầu ở giai đoạn 3 khi có lượng đường trong máu cao.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường rất hay gặp và là một căn bệnh gây biến chứng nghiêm trọng, vậy bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn:

Giai đoạn 1, kháng insulin: Lượng đường trong máu có vẻ bình thường vì tuyến tụy cân bằng lượng đường trong máu cao bằng cách giải phóng lượng insulin cao hơn.

5-giai-doan-cua-benh-tieu-duong-phat-hien-som-truoc-khi-duong-huyet-tang1

(Các chỉ số cơ bản)

Giai đoạn 2, lượng đường trong máu tăng lên (tiền tiểu đường): Tuyến tụy khó theo kịp nhu cầu sản xuất nhiều insulin hơn để duy trì mức đường huyết bình thường. Tuyến tụy trở nên mệt mỏi do làm việc quá mức và nó tiết ra ít insulin hơn, lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên.

Giai đoạn 3, lượng đường trong máu cao (tiểu đường): Tuyến tụy bắt đầu bị tổn thương, lượng insulin cung cấp ra không thể đủ để xử lý sự gia tăng mức đường huyết khi mà sự gia tăng mức đường huyết là nhanh hơn.

Giai đoạn 4, tổn thương tuyến tụy (tiểu đường): Mức độ đường trong máu cao là kết quả của nhiều năm của quá trình tuyến tụy làm việc quá sức. Tuyến tụy đã phải hoạt động quá mức để làm giảm lượng đường trong máu.

Giai đoạn 5, Tuyến tụy thất bại (tiểu đường): Tuyến tụy sản xuất ra quá ít insulin hoặc không có insulin. Bạn cần phải tiêm insulin để tồn tại.

 

Tiểu đường – Phát hiện sớm trước khi nồng độ đường huyết tăng

Đối với các giai đoạn bệnh tiểu đường thì có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc các triệu chứng có thể không rõ ràng, trong suốt bất kỳ giai đoạn nào của rối loạn chức năng đường trong máu. Một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể là sự thay đổi ngon miệng hoặc tăng cân ở giai đoạn 1. Khi mức insulin cao, việc kiểm soát sự thèm ăn và duy trì cân nặng có thể khó khăn. Insulin là một hormone lưu trữ và điều tiết chất béo. Nồng độ insulin cao có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn tự nhiên của bạn ngày càng tăng, khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn so với những người không có mức insulin cao. Chu kỳ luẩn quẩn này làm tăng sự thèm ăn, ăn quá mức dẫn đến tăng cân và sau đó đến khi trọng lượng tăng cao hơn vượt mức insulin có thể điều tiết sẽ làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.

5-giai-doan-cua-benh-tieu-duong-phat-hien-som-truoc-khi-duong-huyet-tang2

(Những dấu hiệu phát hiện sớm)

Có một sự thật là, bạn có thể đến gặp bác sĩ hàng năm để đảm bảo sức khỏe tốt, bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu có thể không xác định được các rối loạn chức năng ở insulin hoặc lượng đường huyết. Cho nên nhận thức của bạn về các triệu chứng có thể là bước tốt nhất và đầu tiên để phát hiện sớm bệnh, lúc đó bạn có thể hỗ trợ tuyến tụy hoạt động tốt và có cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài. Các tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh tiểu đường hiện tại không bao gồm đo nồng độ insulin. Điều này là một sự vô lý vô cùng lớn trong cộng đồng y tế. Đo mức insulin sẽ phát hiện bệnh tiểu đường trong quá trình đầu của rối loạn chức năng tuyến tụy. Mức độ insulin khi đói phải dưới 25mIU/L. Sẽ là khôn ngoan khi theo dõi đồng thời mức độ insulin cùng với lượng đường trong máu. Với nồng độ insulin đo được, các giai đoạn sớm nhất của bệnh tiểu đường có thể được phát hiện cùng với các tình trạng y tế khác (hạ đường huyết, PCOS, kháng insulin, hội chứng X…).

5-giai-doan-cua-benh-tieu-duong-phat-hien-som-truoc-khi-duong-huyet-tang3

(Kiểm tra sức khỏe thường xuyên)

Tuy nhiên có cần xét nghiệm máu hay không? Lối sống và quan trọng là thói quen ăn uống mới là những công cụ tốt nhất để khắc phục lượng đường trong máu cao hoặc các vấn đề về insulin. Ăn uống với những nguyên liệu tốt cho sức khỏe là cách tối ưu để kiểm soát mọi giai đoạn của bệnh tiểu đường. Việc đi khám chữa bệnh ở các trung tâm y tế vẫn là điều tích cực cho bệnh tiểu đường. Hầu hết mọi người nghĩ rằng uống thuốc là việc cần làm đầu tiên để chăm sóc căn bệnh tiểu đường, tuy nhiên không phải vậy, ăn uống mới là điều đầu tiên bạn cần làm. Một chế độ ăn tốt chính là chìa khóa của mọi giai đoạn của bệnh tiểu đường và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn 4 và 5 để giúp tuyến tụy nghỉ ngơi và phục hồi.

> Xem thêm: 13 cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Tiểu đường nên phát hiện sớm từ giai đoạn đầu để phòng ngừa.

Bệnh tiểu đường không loại trừ bất cứ ai, nếu bạn không kiểm soát lối sống, ăn uống lành mạnh bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường việc kiểm soát lượng đường huyết là một yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh.

Qua bài viết các giai đoạn của bệnh tiểu đường, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn về quá trình hình thành bệnh.

Ngoài ra để kiểm soát và phát hiện lượng đường huyết các bạn có thể dùng máy đo đường huyết GE100 – Mỹ được công ty Nam Giao là đại lý phân phối chính hãng ở Việt Nam cung cấp.

 

Leave a comment