HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Tên TTBYT: Túi máu Demotek

Số lưu hành:

 

Chỉ định sử dụng:

Túi máu được ứng dụng để thu thập máu của người có máu khỏe, an toàn để truyền cho người người cần máu toàn phần hoặc các thành phần máu nào đó. Việc sử dụng cần tuân thủ theo ISO1135-4 và các quy trình truyền máu an toàn của các trung tâm truyền máu.

Dụng cụ dùng để thu thập, vận chuyển, tách chiết, bảo quản và truyền máu toàn phần và các thành phần của máu. Túi đã chữa sẵn các hỗn hợp như CPDA-1 hoặc CPD/SAG-M từ 100-500mL. Túi ba và túi bốn có thể được trang bị sẵn phin lọc inline cho máu toàn phần hoặc hồng cầu.

  • Túi đơn được sử dụng để thu thập, bảo quản và truyền máu toàn phần
  • Túi đôi được sử dụng để tách hồng cầu và huyết tương
  • Túi ba được sử dụng để tách Hồng cầu, Huyết tương và Tiểu cầu theo phương pháp PRP
  • Túi bốn được sử dụng để tách Hồng cầu, Huyết tương và Tiểu cầu và tủa

Túi máu có trang bị phin lọc bạch cầu sẽ có hiệu quả trong loại bỏ bạch cầu cho máu toàn phần hoặc hồng cầu

 

Thận trọng:

  • Không Latex
  • Không chọc thủng
  • Sử dụng công nghệ vô trùng Aseptic
  • Tiệt trùng và không gây sốt
  • Vỏ túi chứa DEHP vì vậy nên thận trọng với Bệnh nhận có mẫn cảm với DEHP

 

Cảnh báo:

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Sản phẩm này không độc tố, tiệt trùng, không gây sốt và chỉ sử dụng 1 lần
  • Không tiệt trùng lại
  • Không sử dụng nếu có bất kì dấu hiệu hư hỏng rõ ràng nào.
  • Không sử dụng nếu chất bảo quản không trong
  • Khi đông lạnh, vỏ túi trở lên dễ vỡ hơn
  • Tránh túi khỏi các vật sắc, nhọn
  • Sử dụng túi trong vòng 15 ngày sau khi mở túi nhôm.
  • Sử dụng ngay khi mở túi nilon
  • Ngày hết hạn chỉ có hiệu lực khi túi nhôm chưa mở và được bảo quản thích hợp

 

Biện pháp phòng ngừa: Sản phẩm chỉ được sử dụng 1 lần, không tái sử dụng, không tái tiệt trùng.

 

Hướng dẫn sử dụng: 

  1. Dung dịch chống đông máu và chất bảo quản trong túi máu phù hợp với USP và EP
  2. Quá trình lấy máu.

2.1. Những chuẩn bị trước khi lấy máu

Tham khảo các các quy trình nội bộ và thực hành của trung tâm truyền máu

  1. 1. Kiểm tra kích thước và dung lượng của TÚI MÁU phù hợp với mục đích lấy máu. Dung tích máu được ghi trên nhãn túi chính.
  2. Trước khi mở từng túi máu, hãy kiểm tra trực quan xem có bất kỳ khiếm khuyết nào không?
  3. Trước khi lấy ven, hãy quan sát trực quan các lỗi nếu có của túi, ống dây và kim
  4. Đặt túi lên mấy lắc máu đảm bảo rằng túi càng thấp càng tốt dưới cánh tay của người hiến máu.
  5. Siết chặt Garo hoặc bơm căng bao quấn huyết áp
  6. Khử trùng vị trí lấy máu
  7. Tùy thuộc vào hệ thống lấy mẫu có trên túi, làm theo hướng dẫn trong mục 2.2, 2.3 và 2.4.

 

2.2 Thu thập máu với các túi máu  không có dụng cụ lấy mẫu.

  1. Kẹp ống máu của người hiến máu bằng máy hút máu hoặc kẹp bên dưới kim lấy máu.
  2. Thắt Garo hoặc bơm căng băng quấn trên cánh tay của người hiến máu để hỗ trợ xác định vị trí tĩnh mạch. Khử trùng vị trí lấy máu.
  3. Tháo nắp kim theo hướng dẫn bên dưới. Có chỉ báo về mặt vát trên tay cầm kim.
  4. Nắm chặt chuôi kim và nắp đậy gần chỗ kết nối và nắp vặn nắp.
  5. Kéo nắp kim ra, kiểm tra trực quan kim để đảm bảo không bị khiếm khuyết.
  6. Khi vặn hoặc tháo nắp kim, giữ cho nắp kim hoặc ống kim ở vị trí đồng trục nhất có thể để tránh nắp kim làm xước đầu kim.
  7. Thực hiện lấy ven, làm theo bước 2.4 nếu thiết bị có bộ phận bảo vệ kim
  8. Đâm kim vào tĩnh mạch với hướng vát lên trên
  9. Nhả chốt kẹp ra khỏi ống thông lấy máu để cho phép máu chảy.
  10. Đảm bảo lắc thường xuyên trong quá trình láy máu, để cho phép trộn máu với dung dịch chống đông máu
  11. Lấy đủ lượng máu cần thiết, theo chỉ dẫn trên nhãn túi ± 10%./
  12. Kẹp ống lấy máu của người hiến máu càng gần kim của người hiến máu càng tốt và dừng việc lấy máu khi quá trình lấy máu hoàn thành
  13. Nới lỏng Garo hoặc hoặc làm xẹp dây quấn áp suất , rút kim tiêm ra khỏi tĩnh mạch
  14. Vuốt máu vào túi, trộn và để cho ống đầy lại. Chuẩn bị các đoạn để xét nghiệm trên ông dây bằng cách hàn ở các vị trí thích hợp trên ống dây

Đề phòng: Bắt đầu hàn ở đầu kim của ống và xử lý túi máu đã lấy

 

2.3 Thu thập  máu với túi máu có trang bị thiết bị lấy mẫu

  1. Đóng kẹp tới túi lấy mẫu
  2. Thắt Garo hoặc bơm căng băng quấn trên cánh tay của người hiến máu để hỗ trợ xác định vị trí tĩnh mạch. Khử trùng vị trí lấy máu
  3. Tháo nắp kim theo hướng dẫn bên dưới. Chấm màu đỏ hoặc xanh lam trên tay cầm kim hiển thị mặt vát của kim.
  4. Nắm chặt chuôi kim và nắp kim gần phần kết nối và vặn. Coi ống kim là trục, vặn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ ở vị trí khớp của nắp kim và chuôi.
  5. Kéo nắp kim ra, kiểm tra trực quan kim của người hiến máu.
  6. Khi vặn hoặc tháo nắp kim, giữ cho nắp kim thẳng khi rút ra để tránh làm sước đầu kim khi chạm vào nắp kim.
  7. Thực hiện lấy ven theo bước 2.4 trước nếu thiết bị có bảo vệ kim.
  8. Đâm kim vào tĩnh mạch theo đường vát hướng lên trên
  9. Thu thập máu mẫu. Mở kẹp ở túi lấy mẫu. Lấy mẫu máu đầy tới mức mong muốn( Túi láy mẫu máu của túi máu Demoteck có thể thu thập 35ml-50ml máu mẫu)

Lưu ý: Không nâng cao hoặc bóp mạnh túi lấy mẫu máu vì điều này có thể làm cho máu chảy ngược từ túi lấy mẫu vào tĩnh mạch của người hiến máu.

  1. Lấy máu. Khi quá trình lấy máu mẫu hoàn thành,đóng kẹp của túi lấy mẫu và ngay lập tức mở kẹp trên túi lấy mẫu chính, Bẻ van trên ống bằng cách uốn van 3 lần tới 90 độ để máu chảy vào túi thu gom chính..
  2. Đảm bảo túi máu được trộn đều liên tục với chứa dung dịch chống đông máu trong quá trình lấy máu để cho phép trộn máu với dung dịch chống đông máu.
  3. Thu thập lượng máu mong muốn, theo chỉ dẫn trên nhãn túi màu toàn phần Demotek ± 10%.Kẹp ống lấy máu của người hiến máu càng gần kim càng tốt ngăn máu chảy khi hoàn thành việc lấy máu.
  4. Vuốt máu vào túi, trộn và để cho ống đầy lại. Chuẩn bị các đoạn để xét nghiệm trên ông dây bằng cách hàn ở các vị trí thích hợp trên ống dây

Đề phòng: Bắt đầu hàn ống dây ở vị trí sát với kim và xử lý túi máu

  1. Chuyển mẫu máu của người hiến vào ống mẫu, thực hiện cài ống lấy máu chân không vào đầu nối ống chân không trên túi lấy mẫu. Lấy máu mẫu vào ống chân không phải được thực hiện trong vòng khoảng 4 phút sau khi bắt đầu lấy mẫu để tránh hình thành cục máu đông có thể xảy ra trong trong túi đựng máu mẫu

Đề phòng: Trước khi chuyển các mẫu máu của người hiến tặng, hãy kẹp ống lấy mẫu giữa ống dây và túi lấy mẫu bằng kìm kẹp

  1. 11. Tháo túi lấy mẫu. Túi lấy mẫu được tách rời với túi máu bằng cách hàn kín ống lấy mẫu

Đề phòng: Túi lấy mẫu chỉ được lấy sau khi đã hiến máu xong và túi máu đã được để cách ly.

2.4 Túi máu có thiết bị bảo vệ đầu kim.

2.4.1. Các công đoạn trước khi lấy máu

  1. Tiến hành lấy ven. Giữ chuôi kim một tay và kéo thiết bị bảo vệ kim bằng tay kia để che một nửa của chuôi kim.
  2. 2. Cố định vị trí kim bằng cách sử dụng băng dính

Nếu điều kiện hiến máu khó khăn, không kéo bộ phận bảo vệ kim lên chuôi kim cho đến khi kết thúc việc lấy máu.

2.4.2 Sau khi lấy máu

  1. Để loại bỏ kim, giữ thiết bị bảo vệ kim bằng một tay giữa ngón cái và ngón trỏ trong khi các ngón còn lại giữ miếng gạc. Lấy tay còn lại kéo ống mà không tạo áp lực để cài kim vào bộ phận bảo vệ kim
  2. Cài bộ phận bảo vệ kim vào đầu nối ống chân không trên vị trí lấy mẫu, tháo túi lấy máu ở vị trí hàn hoặc ghim clip, và bỏ cụm kim vào hộp đựng thích hợp.

3A. Lọc máu toàn bộ – Để biết thêm thông tin chi tiết , hãy tham khảo thêm quy trình.

  1. Quá trình lọc toàn bộ máu diễn ra trong từ 2 dến 24 giờ.
  2. Vào thời điểm thích hợp và theo quy trình đã được xác nhận, trộn kỹ toàn bộ đơn vị máu
  3. Hàn ống với độ dài đoạn càng ngắn càng tốt.
  4. Đóng hai kẹp trên phần bộ lọc
  5. Bẻ van trên túi chính
  6. Treo túi chính chứa máu toàn phần. Đặt túi trống bên dưới bộ lọc và đảm bảo rằng sản phẩm được treo tự do.

Chiều cao: Khoảng cách thẳng đứng giữa cổng ra của túi chính và cổng vào của túi thu gom là 150-l80cm

  1. Mở các kẹp trên lối vào bộ lọc. Máu toàn phần sẽ bắt đầu chảy vào bộ lọc.
  2. Để túi ở chế độ chảy theo trọng lực tự nhiên, lọc và gạn.Trong quá trình lọc không bóp, chạm hoặc đập vào bộ lọc.
  3. Quá trình lọc hoàn tất khi dòng chảy dừng lại và không khí sẽ được quan sát thấy ở phía đầu vào của bộ lọc( Phía đầu vào phải xuất hiện màu đỏ nhạt rồi chuyển sang màu trắng).
  4. Đóng kẹp kết nối bộ lọc và túi chuyển phải được đóng lại. Mở kẹp thông khí đính kèm và ép túi lọc bạch cầu để loại bỏ khí trong túi rỗng . Đóng các kẹp thông khí và để máu được lọc lại qua bộ lọc.
  5. Tùy thuộc vào cấu hình sản phẩm, hàn ống dây gần với túi hoặc đóng bộ lọc.
  6. Xé ống dây ở tại chỗ hàn và loại bỏ bộ lọc và cụm túi thu gom theo quy trình trong các thùng chứa chất thải phù hợp.

3B. Lọc hồng cầu – Để biết thêm thông tin hãy tham khảo quy trình

  1. Lấy máu toàn phần vào túi thứ nhất ( túi chính) và bảo quản ở nhiệt độ 22″C – 26°C.
  2. Ly tâm ở tốc độ 2000 vòng/1 phút, ép PRP vào túi chuyển trong vòng từ 4-12h sau khi lấy máu.
  3. Chuyển dung dịch SAG-M qua bộ lọc RC vào túi chuyển RBC ( đóng kẹp) và trộn kỹ để tạo thành hỗn hợp dịch đồng nhất.
  4. Treo túi chính ( khoảng 150 cm) chứa đựng Hồng cầu, mở kẹp để Hồng cầu chạy tự do qua bộ lọc
  5. Hàn kín các ống và tách các túi
  6. Bảo quản Hồng cầu đã lọc ở nhiệt độ 4 độ c
  1. Tách chiết thành phần máu

4.1 Ly tâm

Ly tâm túi máu theo quy trình đã được duyệt.

4.2 Tách thành phần

4.2.1 Tách bằng máy chiết thành phần máu tự động

  1. Nạp túi máu đã ly tâm vào máy chiết thành phần máu
  2. Thực hiện tách( thành huyết tương, hồng cầu và/ hoặc lớp áo đệm) như được mô tả trong hướng dãn vận hành máy chiết
  3. Chuyển dung dịch SAG-M đến túi chứa khối hồng cầu
  4. Sau khi tách, hàn các ống dây và tách các thành phần máu.
  5. Bảo quản các thành phần máu theo các quy định phù hợp.

4.2.2 Tách chiết không tự động

  1. l. Lấy túi máu đã ly tâm nhẹ nhàng, đặt túi chính chứa máu toàn phần vào thiết bị tách huyết tương, chuyển huyết tương nghèo erythrocyte vào túi chuyển rỗng.
  2. Khi tới lớp Buffy coat, phải sự dụng túi bốn trở lên. Ngay sau đó, chuyển lớp Bufy coat (chứa hầu hết bạch cầu, tiểu cầu, 1 phần hồng cầu và huyết tương) vào 1 túi chuyển rỗng khác
  3. Chuyển dung dịch SAG-M vào túi chứa hồng cầu trong túi chính, hàn ống dây vào túi chính và tách túi chính ra, thu nhận được khối hồng cầu
  4. Bảo quản các thành phần máu theo quy định thích hợp

 

Bảo quản

  • Túi chưa sử dụng có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng thấp hơn 25°C, độ ẩm tương đối nhỏ hơn 90%.
  • Tránh nhiệt quá mức và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Điều kiện sử dụng: Gói chứa máu nên được giữ ở nhiệt độ 2°C đến 6°C

 

 

Đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam:

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Nam Giao

Địa chỉ: 316 Đê La Thành – P. Thổ Quan – Q. Đống Đa – Hà Nội.

Leave a comment